3 THẢO DƯỢC TỐT CHO GAN

Xu hướng sử dụng thảo dược để cải thiện sức khoẻ ngày càng được nhiều người ưa chuộng, Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm những thành phần từ thiên nhiên tốt cho gan thì bài viết này là một gợi ý.

Atiso

Atiso được biết đến với vô số những lợi ích cho sức khoẻ. Đây là loài cây thường được dùng để làm trà, làm thành phần của các loại thuốc và còn là một loại rau ăn, thường được dùng để nấu canh. Atiso có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như: tính mát, bổ gan, lợi tiểu, nhuận tràng, gia tăng bài tiết axit mật - muối mật, hỗ trợ tiêu hoá…

Trong Atiso có chứa Axit Gallic, chất này có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, việc này giúp da đều màu, mịn da và giải quyết các vấn đề về tăng sắc tố da nhờ khả năng ức chế sự tổng hợp melanin trong cơ thể. Bênh cạnh đó, Cynarin và Silymarin có trong Atiso có khả năng cái thiện tình trạng gan bằng cách giải độc tố cũng như phát triển và tái tạo tế bào gan. Công dụng dễ dàng nhận thấy ở loài cây này chính là tính mát, giúp gan cân bằng tốt hơn, tránh được việc suy giảm chức năng gan.

Cà gai leo

Cà gai leo có tên khoa học là Solunum Procumbers Lour, là loài thực vật mọc hoang rất nhiều trong tự nhiên, đặc biệt là ở các vùng núi thấp cho đến trung du hay đồng bằng ven biển, rất dễ dàng có thể tìm thấy, thường được sử dụng để nấu lấy nước, cao mềm hoặc cao khô.

Để nói về tác dụng của loại cây này, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu đề tài về Cà gai leo và đưa ra những kết quả bất ngờ về việc cà gai leo có thể gây ức chế tế bào ung thư, chữa ngộ độc rượu, bảo vệ tế bào gan mạnh. TS. Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế xơ gan của hoạt chất chính Glycoalcaloid có trong Cà gai leo.

Nhân trần

Nhân trần có nhiều tên gọi như chè nội, bồ bồ, hoắc hương núi, chè cát. Tên khoa học của loài thảo dược này là Adenosma cordifolium. Đây là loài thực vật có hoa, thuộc họ Mã đề, một số tài lại ghi chép lại coi vị thuốc thuộc họ Huyền sâm, họ hoa mõm chó.

Theo sổ sách ghi chép của Đông y, cây thuốc được chia làm hai loại:

Nhân trần nam: Người ta thường gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và một số tỉnh miền Trung khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi,…. 

Nhân trần Bắc: Phân bố tại một số đảo Hải Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc.

Một số tác dụng dụng dược lý được các nghiên cứu chứng minh dựa trên dược liệu cho thấy:

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Điều trị viêm gan, tăng cường khả năng đào thải độc tố của gan, chữa vàng da, đau mắt đỏ.
  • Công dụng tăng tiết mật, giúp lợi tiểu.
  • Tiêu diệt giun, điều này đã được thực nghiệm trên giun đũa cho ra kết quả rất tốt.
  • Điều trị mất ngủ kinh niên.
  • Hạ huyết áp
  • Giúp ức chế các tế bào ung thư

Theo Đông y, dược liệu có vị đắng, hơi cay, tính bình quy vào kinh vị, tỳ, can thận. Thảo dược có tác dụng lợi thấp, hành khí, thanh nhiệt, chỉ thống, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.

Trong Tây y, chúng được sử dụng  làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình biết tiết dịch mật, ngăn ngừa tình trạng viêm mỡ, bảo vệ tế bào gan, hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm.