Tảo Spirulina có thể giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh cao huyết áp – kẻ giết người thầm lặng. Là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều nghe và biết đến. Căn bệnh này thực sự rất nguy hiểm và bạn cũng đã không ít lần nghe đến những hậu quả kinh khủng nó gây ra cho sức khỏe đúng không? Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận...thậm chí dẫn đến tử vong.

Vậy cao huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu về cao huyết áp, chúng ta hãy đi vào khái niệm huyết áp trước bạn nhé.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của mạch vành.

Cao huyết áp nghĩa là áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim co bóp tăng lên cao hơn bình thường. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí tử vong.

cao-huyet-ap-catalina

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được chẩn đoán là cao huyết áp.

Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp?

nguyen-nhan-cao-huyet-ap

1. Cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có liên quan mật thiết với tăng huyết áp. Ở bệnh nhân béo phì có sự tăng thể tích máu, tăng insulin máu từ đó gây tăng tái hấp thu natri ở thận, hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, tăng nhạy cảm của huyết áp với sự thay đổi natri của cơ thể, và chính mô mỡ tiết ra các hormone của hệ RAA. Tất cả những yếu tố này gây tăng huyết áp.

2. Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. Tuổi càng cao càng có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Thông thường, các triệu chứng bệnh cao huyết áp do tuổi cao thường khó xác định.

3. Hút thuốc

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng huyết áp là hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn. Đây là hai yếu tố chính gây cao huyết áp. Mệt mỏi, nôn mửa là những trệu chứng thường gặp trong trường hợp này.

4. Chế độ ăn giàu chất béo

Chế độ ăn và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài lượng chất béo bạn ăn thì loại chất béo cũng rất quan trọng. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể. Khoa học dinh dưỡng chính thống cho rằng ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu, từ đó có thể khiến các động mạch bị "xơ vữa" và tăng nguy cơ bị đau tim hoặc cao huyết áp, đột quỵ.

5. Ăn mặn

Ăn quá nhiều muối liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp

trieu-chung-cao-huyet-ap

1. Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng phổ biến liên quan mật thiết tới bệnh cao huyết áp. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều than phiền về những cơn đau đầu liên tục.

2. Hồi hộp

Giảm cung cấp oxy là nguyên nhân khiến tim tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra cảm giác hồi hộp. Hồi hộp, tim đập nhanh là do tim hoạt động bất thường.

3. Chóng mặt, hoa mắt

Khi mắc bệnh cao huyết áp, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt. Triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Ở giai đoạn sau có thể gây chóng mặt.

4. Song thị (nhìn đôi)

Ở giai đoạn sau của bệnh cao huyết áp bạn có thể bị song thị. Song thị là tình trạng  nhìn một thành hai. Khi bệnh tiến triển nặng, cao huyết áp cũng gây nhìn mờ.

5. Buồn nôn, ói mửa

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cao huyết áp là buồn nôn, ói mửa kèm theo đau đầu. Mức độ triệu chứng xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-cao-huyet-ap

1. Các biến chứng tim mạch

Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành.

Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh sẽ thấy đau ngực, tức ngực khi gắng sức, vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức.

Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, đổ mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, tay trái và sau lưng.

2. Tăng huyết áp làm cơ tim phì đại

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim. Giống như kiểu áp lực lớn lên thành mạch nên các vùng cơ bị giãn ra gọi là phì đại.

3. Các biến chứng về não

Tai biến mạch máu não: Khi cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não thì các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết.

Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não hay còn gọi là nhũn não.

Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

4. Các biến chứng về thận

Cao huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận.

Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin gây huyết áp cao hơn, nếu bị hẹp động mạch thận lâu ngày sẽ gây nên suy thận.

5. Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp sẽ làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Nếu có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh có thể hỏng mắt và tiến triển theo các giai đoạn.

Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

6. Các biến chứng về mạch ngoại vi

Cao huyết áp sẽ làm động mạch chủ phình to và có thể bóc tách, vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong.

Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch chậu, động mạch chân, động mạch đùi. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh sẽ có triệu chứng đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ.

7. Đột quỵ

Ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.

Người bị cao huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn....

8. Biến chứng tiểu đường

Tăng huyết áp và tiểu đường là hai bệnh riêng biệt nhưng chúng có mối liên quan khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau. Đã mắc bệnh tăng huyết áp thì rất dễ bị tiểu đường và ngược lại. Còn khi đã mắc cả hai thì nguy cơ biến chứng rất cao và gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh.

Đại đa số các bệnh nhân bị cao huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp...) là hết sức cần thiết và quan trọng.

Phải làm gì để phòng chống bệnh cao huyết áp?

phong-chong-cao-huyet-ap

1. Nắm rõ chỉ số huyết áp của bản thân

Những người khỏe mạnh có huyết áp khoảng 120/80 mmhg. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào năm 2013, chỉ số 140/90 mmhg hoặc thấp hơn mới là an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp. Việc này giúp bạn kiểm soát phần nào và điều chỉnh những biện pháp có thể dưới đây để đưa huyết áp về ngưỡng an toàn.

2. Chú ý thực phẩm chế biến sẵn

Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị cao huyết áp chỉ nên cung cấp lượng muối trong khoảng 2.000 mg hoặc ít hơn trong một ngày. Trong khi đó, thực phẩm chế biến sẵn rất nhiều muối. Chính vì vậy cần phải loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày của bạn.

3. Ăn nhiều rau và hạn chế ăn mặn

Nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn chứa càng nhiều kali thì huyết áp càng thấp. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn nhiều rau quả chứa hàm lượng lớn kali sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, cần ăn chế độ ăn nhạt, hạn chế ăn mặn, đặc biệt các món nhiều muối như: dưa muối, cà muối, dưa mắm...Các món này thường có lượng muối lớn trong thành phần.

4. Giảm cân

Người thừa cân hoặc bị béo phì có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn bình thường. Nếu bạn thuộc nhóm hoảng sợ khi lên bàn cân, hãy thử áp dụng chế độ ăn kiêng DAS, chế độ đặc biệt theo nguyên lý ít tinh bột được chứng minh có kết quả trong việc kiểm soát nồng độ máu. Thêm vào đó, hãy kiên trì tập thể dục hai tiếng rưỡi mỗi tuần để tăng cường sức khỏe.

5. Ngủ đủ giấc

Mất ngủ cũng có liên quan đến chứng tăng huyết áp, theo nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Hypertension. Hãy cố gắng tránh xa cà phê tối, điện thoại, ipad và dẹp bỏ mọi căng thẳng để có được giấc ngủ ngon. Giấc ngủ ngon quý hơn vàng, đó thực sự là một trong những liệu pháp sức khỏe tuyệt vời nhất.

6. Tránh xa stress

Căng thẳng dù ít hay nhiều, tạm thời hay mãn tính đều có thể khiến huyết áp tăng vọt. Tiến sĩ Vincent Bufalio cho biết: “Bất kỳ gián đoạn nào trong cuộc sống cũng dẫn đến tăng huyết áp”. Bạn có thể chèn vào khoảng thời gian trong ngày của mình bằng cách tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đứng lên đi lại, hoặc tập thiền, hít thở để xua tan căng thẳng.

7. Nói không với caffeine

Caffeine khiến huyết áp tăng cao đột ngột. Bạn không cần phải hoàn toàn từ bỏ thói quen nhâm nhi cà phê sáng ngay lập tức, nhưng phải cố gắng hạn chế lượng caffeine cung cấp cho cơ thể từ cà phê, trà, soda, nước uống thể thao và chocolate. Hãy tập uống nước lọc thường xuyên và những thức uống có lợi cho sức khỏe như nước trái cây cũng là một lựa chọn tốt.

8. Giải quyết bệnh ngáy ngủ

Ngáy ngủ hoặc ngừng thở là do khí quản bị tắc nghẽn, khiến cơ thể căng thẳng và làm tăng huyết áp. Ngáy cũng là nguy cơ của chứng rung tâm nhĩ hoặc khiến nhịp tim bị rối loạn. Nếu bạn bị chồng/vợ than phiền về bệnh ngủ ngáy hoặc cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau khi thức dậy, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

9. Cung cấp đủ magie

Magie có tác dụng làm dịu thành mạch máu và trí óc. Các loại thực phẩm có lá xanh đậm, quả bơ, các loại hạt đậu là nguồn magie tuyệt vời cho sức khỏe. Thêm vào hai khẩu phần cá chứa chất béo omega 3 mỗi tuần cũng có tác dụng tương tự.

10. Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe trong nhiều mặt, kể cả bệnh tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp sẽ bị rối loạn ngay sau khi bạn hút một điếu thuốc. Lên kế hoạch cai thuốc lá và thực hiện nghiêm ngặt là điều cấp thiết bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu cảm thấy từ bỏ việc hút thuốc rất khó khan, hãy nhờ gia đình, bạn bè thường xuyên nhắc nhở khi mình hút thuốc.

11. Sử dụng thực phẩm chức năng

Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Một trong số những thực phẩm xuất sắc trong vai trò này chính là Tảo xoăn Spirulina.

Tác dụng giảm huyết áp của Tảo xoắn Spirulina

phong-chong-cao-huyet-ap

Các nhà nghiên cứu tại Viện Thần kinh Địa Trung Hải ở Pozzilli, Italia đã nghiên cứu một số phân tử từ tảo xoắn để kiểm tra lợi ích sức khỏe của nó. Họ tìm hiểu về lợi ích của việc ăn tảo xoắn đối với các động vật trong phòng thí nghiệm và phát hiện ra rằng, phân tử SP6 trong tảo xoắn có thể làm hạ huyết áp của động vật.

Khi được đưa vào cơ thể, SP6 có thể kích thích một quá trình trong cơ thể để giải phóng oxide nitric. Nó cũng kích thích giãn mạch, từ đó làm giảm huyết áp bằng cách tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Đây là một hiệu ứng gây ra bởi oxide nitric, một hóa chất được biết đến là giúp duy trì huyết áp ổn định.

Giáo sư Carmine Vecchione, Giáo sư tại Đại học Salerno - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Peptide chúng tôi phân lập trong chiết xuất tảo xoắn hoạt động tích cực trên cơ chế này. SP6 có thể là một cách tự nhiên để ngăn ngừa tăng huyết áp".

Huyết áp cao là một yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh thận mãn tính. Kết quả từ một số nghiên cứu đã cho thấy sử dụng tảo theo liều lượng 4,5g/ngày có thể làm giảm huyết áp của những người có huyết áp bình thường.

------------