Tảo xoắn Spirulina hỗ trợ ngăn ngừa và đẩy lui bệnh tiểu đường

Trong cuộc sống hiện nay, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc những căn bệnh nan y. Một trong số đó là bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Vậy bệnh tiểu đường là gì?

tieu-duong-tao-spirulina

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Nguyên nhân bị tiểu đường?

nguyen-nhan-benh-tieu-duong

Rất đơn giản, bạn hình dung như thế này. Khi bạn nạp đường từ thực phẩm thức uống từ bên ngoài vào cơ thể, nó cần được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi các tế bào. Nhiệm vụ chuyển hóa nó là của insulin. Vậy khi cơ thể bạn không sản sinh ra insulin hoặc bị đề kháng với insulin, lúc này đường bạn nạp vào không thể chuyển thành năng lượng. Nhưng nó không thể ra ngoài cơ thể được vì nó đã được hấp thụ vào máu. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn bị tăng cao. Lúc này bạn bị tiều đường.

Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Những yếu tố trên tác động việc tạo ra insulin của tuyến tụy, gây nên bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Triệu chứng của bênh tiểu đường

trieu-chung-benh-tieu-duong

1. Hay khát nước và đi tiểu nhiều lần

Hiện tượng đi tiểu nhiều do lượng đường trong máu lớn dẫn tới suy thận. Thận lúc này bị suy giảm chức năng cô đặc nước tiểu dẫn tới triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm. Đồng thời vì đi tiểu nhiều nên người bị tiểu đường hay khát nước và uống nhiều nước. Đặc biệt là nước có đường.

2. Cảm thấy đói quá mức

Bạn thấy đói do lượng đường nạp vào cơ thể không được insulin chuyển hóa thành năng lượng cho các tế bào. Thế là bạn lúc nào cũng thấy đói mặc dù đã ăn đủ thứ. Thế nhưng, việc ăn nhiều lại càng làm cho lượng đường trong máu càng tăng lên.

3. Mệt mỏi

Một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường là mệt mỏi liên tục. Khi bạn mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, nguyên nhân vì tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng. Việc mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần làm bạn cảm thấy kiệt sức.

Cũng có thể nó là triệu chứng của các bệnh khác, tuy nhiên, nếu nó xuất hiện kèm với một trong số các triệu chứng kèm theo trong bài thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

4. Mờ mắt

Khi nhìn mờ nhưng không phải bệnh lý về mắt thì nó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường trong giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng, chảy máu, bong võng mạc, tổn thương vi mạch võng mạc mắt làm thay đổi khả năng nhìn của bạn. Về lâu dài sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí là mù lòa.

5. Giảm cân đột ngột

Cơ thể xuống cân đột ngột không phải do ăn kiêng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nói chung và biểu hiện của bệnh tiểu đường nói riêng.

Vì cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng khi mắc bệnh tiểu đường, nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi. Mất nước cũng góp phần làm cho bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.

6. Bị ngứa da

Khi bị tiểu đường do hay đi tiểu nên cơ thể bị mất nước, quá trình bài tiết này đem theo lượng đường ra ngoài và lấy đi chất lỏng ở các mô làm da bị khô. Điều này khiến bạn ngứa ngáy. Những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Một lý do khác gây ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men – thường gặp ở người bị tiểu đường.

7. Vết thương lâu lành

Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân. Một khi bàn chân bị tổn thương, dù rất nhỏ cũng khó lành lại. Nếu bạn nhận thấy vết cắt và vết thương của bạn mất nhiều thời gian để hồi phục hơn trước đây, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

8. Da sạm đi với những vùng da tối màu

Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da này thường xuất hiện ở những vùng da có nếp nhăn hoặc nếp gấp, ví dụ như trên cổ, ở nách, ở bẹn, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay. Nguyên nhân là bệnh này đều liên quan đến mạch máu và dây thần kinh. Nguyên nhân cũng được cho là xảy ra khi có sự rò rỉ nhỏ các sản phẩm máu từ mạch máu vào da và cũng có thể có những thay đổi trong các mạch máu nhỏ nuôi da.

9. Thấy tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

I. Biến chứng mãn tính

bien-chung-tieu-duong

Điều này xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm các chức năng khác trong cơ thể.

1. Biến chứng mắt

Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

2. Biến chứng về tim mạch

Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.

3. Biến chứng về thần kinh

Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...Thậm chí có thể bị liệt nửa người.

4. Biến chứng về thận

Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

5. Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

II. Biến chứng cấp tính

bien-chung-cap-tinh-benh-tieu-duong

Những biến chứng này đến đột ngột và có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc nếu không kịp xử lý.

1. Hạ đường huyết đột ngột

Lý do là bạn bị tiểu đường và sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêm khen quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn, tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi, uống nhiều rượu bia. Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng hạ đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố về tim mạch như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đây là những nguyên nhân gây tử vong cho người bị đái tháo đường.

2. Hôn mê

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột, nặng có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Cách phòng tránh

Với tính chất nguy hiểm của bệnh tiểu đường, bất kể là bạn có dấu hiệu hay chưa có dấu hiệu thì bạn cũng nên phòng ngừa bằng cách tránh sự gia tăng đường huyết, thực hiện một số biện pháp: vận động thường xuyên, hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất béo và natri, kiểm tra, kiểm soát lượng cholesterol, không hút thuốc lá…Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số sản phẩm từ thiên nhiên nhằm làm giảm lượng đường huyết.

Tảo xoắn Spirulina lại tốt cho bệnh nhân tiểu đường?

tao-xoan-spirulina

– Uống tảo xoắn Spirulina giúp người bệnh kiểm soát và làm giảm nồng độ đường huyết hiệu quả mà không khiến bệnh nhân cảm giác khó chịu với 1 chế độ ăn kiêng ngặt nghèo. Đặc biệt, nếu những những bệnh nhanh mới bị hoặc có chế độ sử dụng đúng cách cùng với những chế độ luyện tập (thể thao, ăn uống, ngủ nghỉ…)

– Trong thành phần của tảo xoắn chứa rất nhiều các chất vitamin quan trọng, và những kháng chất cần thiết nên giúp cho bệnh nhân tiểu đường không bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể, bên cạnh đó nang cao sức khỏe, tăng cường các hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Trong các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu bệnh nhân bị tảo đường dùng thường xuyên và lâu dài thì sẽ chống lại các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

– Đặc biệt, trong sinh khối của tảo xoắn vốn có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa mà hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến cơ thể vì nó hoàn toàn tự nhiên. Vì không chứa cholestron xấu,  giúp cho người bệnh giảm cảm giác đói cồn cào khi thực hiện chế độ ăn uống của người bị bệnh. Ngoài ra theo một nghiên cứu trường Đại học Dược, Quảng Châu, Trung Quốc được công bố trên Tạp chí Trung Quốc về Dược Vật học cho thấy, sử dụng Tảo Spirulina kết hợp với một số loại thảo dược khác có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol toàn phần, triglyceride và cải thiện nồng độ cholesterol HDL ở những động vật bị đái tháo đường. Đây chính là lý do khiến tảo xoắn Spirulina có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu đường vượt trội hơn cả, do nó chứa một nguồn dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối đến mức hoàn hảo giữa Protein ( trên 60%) đường đột (< 18%) và chất béo 6% nên nó rất phù hợp với chế độ ăn kiêng.

– Tảo xoắn Spirulina có đầy đủ các loại vitamin như B1, B2, B6, B12… cùng với các khoáng chất cao nhưng Mg, Mn, Fe, Zn… nên cực kỳ có tác dụng giúp cơ thể sử dụng có hiệu quả hơn insulin của chính cơ thể người bệnh sản sinh ra, giảm bớt lượng insulin phải đưa từ ngoài vào.

– Đặc biệt Spirulina rất giàu beta – carotene, chlorophyll, phycocyanin, polysaccharides.có tác dụng tăng cường thúc đẩy việc chuyển hóa đường thành năng lượng cơ thể.

– Một ưu việt vượt trội của Spirulina là rất giàu acid béo omega 3 (DHA) và acid béo gama linolenic GLA, loại acid đặc biệt quý có trong sữa mẹ,  chính những thành phần này có tác dụng điều hòa, kiểm soát độ đường trong máu. Và Alpha lipoic acid được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh tiểu đường với type 2 và các biến chứng của nó, làm thúc đẩy chức năng của insulin và làm giảm tính kháng insulin.

Chính vì những công dụng tuyệt vời của nó dành cho người bệnh bị đường nên các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người bị tiểu đường nên sử dụng thường xuyên Tảo xoắn Spirulina để hỗ trợ điều trị tốt nhất.

------------